Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Chén cổ của Trung Quốc bán được giá 27 triệu USD


Chén Cổ


Một chén sứ Trung Quốc cực hiếm đã bán được giá gần 27 triệu USD, cao hơn gấp ba lần so với dự kiến, trong một phiên đấu giá của nhà Sotheby ở Hong Kong vào ngày thứ Tư.

Chiếc chén dùng trong hoàng cung có kích thước khiêm tốn và tuổi đời 900 năm đã được định giá khoảng 80 triệu HKD nhưng rốt cuộc lại bán được với giá 208 HKD (26,7 triệu USD) bởi một người mua nặc danh qua điện thoại.

Giá này đã đặt kỷ lục mới cho một đồ vật bằng sứ.

Chiếc chén này có niên đại từ thời Bắc Tống (960-1127) đã xô đổ kỷ lục năm 2008 do một chiếc bình lập với giá 67,52 triệu HKD.

“Đây là một trong những tác phẩm tinh tế nhất của nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc. Sự xuất hiện của nó trên thị trường đã gây ra sự phấn khích tột độ,” Phó chủ tịch Sotheby châu Á Nicolas Chow nói.

Tám người mua đã trả giá trong hơn 15 phút trong cuộc bán đấu giá hết sức căng thẳng. Sự quan tâm và giá bán được của chiếc chén là một minh chứng cho thị trường nghệ thuật đầy hứa hẹn ở châu Á, nơi đã tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong thập kỷ qua.

Chiếc chén này thuộc một dòng đồ sứ cổ được cho là chỉ còn lại 79 mẫu lành lặn trên toàn thế giới, hầu hết là trong các viện bảo tàng.

Hong Kong hiện đang nổi lên như một trong những trung tâm bán đấu giá lớn sau New York và London, nhờ vào tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và nhu cầu từ các nhà sưu tập châu Á, đặc biệt là những người mua từ Trung Quốc đại lục./


Thiên Hạ Nhất Long
Chiếc bát cổ Trung Quốc trị giá 10 triệu USD
Bát cổ Bắc Tống

     Một chiếc bát gốm hoàng gia hiếm có của Trung Quốc được sản xuất cách đây 900 năm đang đặc biệt gây chú ý đối với các nhà sưu tập trên toàn Châu Á cũng như thế giới khi nó chuẩn bị được đem ra bán đấu ra vào tháng tới.
Các chuyên gia gốm sứ đánh giá chiếc bát hiếm quý này có thể đạt tới mức giá 10 triệu USD.
     Chiếc bát đặc biệt lôi cuốn với hình dáng một bông hoa nhỏ bình dị mà tinh tế và mức giá 10 triệu USD cũng là một điểm thu hút, được cho là một phép thử với độ "chịu chơi" của thị trường đồ cổ châu Á vốn đang chứng kiến những sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế trong thập kỉ qua.
 Ban đầu chiếc bát cổ có niên đại từ thời nhà Bắc Tống (960-1127) dự kiến sẽ ra mắt trong cuộc trưng bày tại thủ độ Bắc Kinh hồi cuối tuần qua, nhưng sau đó các nhà tổ chức đã đổi ý và quyết định chỉ trưng bày chiếc bát trước những nhà sưu tập tham gia đấu giá.
     “Chiếc bát cổ này rất hiếm và thu hút nhiều sự quan tâm nên vì lý do an ninh chúng tôi quyết định chỉ cho phép các khách hàng chiêm ngưỡng trong một địa điểm riêng”, Nicolas Chow – phó giám đốc chi nhánh nhà đấu giá Sotheby tại Châu Á cho biết.
     Chiếc bát cổ này được làm từ loại gốm Ru, một trong những loại gốm hiếm ở Trung Quốc với nước men xanh mờ màu ngọc bích


Thiên Hạ Nhất Long







Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Phân biệt các loại gỗ

Phân biệt gỗ sưa, gỗ trắc, gỗ gụ ... trong đồ gỗ cổ

Gần đây có rất nhiều khách hàng quan tâm và hỏi về cách phân biệt gỗ sưa, gỗ trắc, gỗ gụ và các loại gỗ để làm đồ gỗ mỹ nghệ. Trên cơ sở các thông tin còn hạn hẹp thu thập được; Bộ phận tư vấn kỹ thuật của Công ty xin hệ thống lại một số thông tin về gỗ để quý khách hàng tham khảo như sau :
1. Thông tin chung về gỗ:
 
Gỗ

Theo Wikipedia:  Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.
Sơ bộ thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 ngành dùng gỗ làm nguyên, vật liệu với trên 22.000 công việc khác nhau và sản xuất ra hơn 20.000 loại sản phẩm.
  • Gỗ là nguyên, vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi, là một trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
  • Trong các văn kiện chính thức từ trước tới nay, chính phủ Việt Nam vẫn xếp gỗ đứng hàng thứ ba sau điện và than
  • Gỗ được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, khai khoáng, làm đồ mỹ nghệ, văn phòng phẩm, nhạc cụ, dụng cụ thể dục thể thao, đóng toa tầu, thùng xe, thuyền, phà, cầu cống, bàn ghế và dụng cụ học sinh, đồ dùng trong gia đình , công sở ...
  • Danh sách gỗ nhóm  1
    Gỗ nhóm 1 :
    ở Việt nam là những loại gỗ quý.  Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương vị thơm và rất khan hiếm. Có giá trị kinh tế cao nhất. Các loại gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt,...
    Nhóm này ở Việt nam có 41 loài:
    TT
    Tên
    Tên khoa học
    Tên địa phương
    1 Bàng Lang cườm Lagerstroemia angustifolia Pierre
    2 Cẩm lai Dalbergia Oliverii Gamble
    3 Cẩm lai Bà Rịa Dalbergia bariensis Pierre
    4 Cẩm lai Đồng Nai Dalbergia dongnaiensis Pierre
    5 Cẩm liên Pantacme siamensis Kurz Cà gần
    6 Cẩm thị Diospyros siamensis Warb
    7 Dáng hương Pterocarpus pedatus Pierre
    8 Dáng hương căm-bốt Pterocarpus cambodianus Pierre
    9 Dáng hương mắt chim Pterocarpus indicus Willd
    10 Dáng hương quả lớn Pterocarpus macrocarpus Kurz
    11 Du sam Keteleeria davidiana
    Bertris Beissn
    Ngô tùng
    12 Du sam Cao Bằng thành phần thành phần
    13 Gõ đỏ Pahudia cochinchinensis
    Pierre
    Hồ bì
    Cà te
    14 Gụ Sindora maritima Pierre
    15 Gụ mật Sindora cochinchinensis Baill Gõ mật
    16 Gụ lau Sindora tonkinensis A.Chev Gõ lau
    17 Hoàng đàn Cupressus funebris Endl
    18 Huệ mộc Dalbergia sp
    19 Huỳnh đường Disoxylon loureiri Pierre
    20 Hương tía Pterocarpus sp
    21 Lát hoa Chukrasia tabularis A.Juss
    22 Lát da đồng Chukrasia sp
    23 Lát chun Chukrasia sp
    24 Lát xanh Chukrasia var. quadrivalvis Pell
    25 Lát lông Chukrasia var.velutina King
    26 Mạy lạy Sideroxylon eburneum A.Chev.
    27 Mun sừng Diospyros mun H.Lec
    28 Mun sọc Diospyros sp
    29 Muồng đen Cassia siamea lamk
    30 Pơ mu Fokienia hodginsii A.Henry et thomas
    31 Sa mu dầu Cunninghamia konishii Hayata
    32 Sơn huyết Melanorrhoea laccifera Pierre
    33 Sưa Dalbergia tonkinensis Prain
    34 Thông ré Ducampopinus krempfii H.Lec
    35 Thông tre Podocarpus neriifolius D.Don
    36 Trai (Nam Bộ) Fugraea fragrans Roxb
    37 Trắc Nam Bộ Dalbergia cochinchinensis Pierre
    38 Trắc đen Dalbergia nigra Allen
    39 Trắc căm-bốt Dalbergia cambodiana Pierre
    40 Trắc vàng Dalbergia fusca Pierre
    41 Trầm Hương Aquilaria Agallocha Roxb
    2. Một số loại gỗ được dùng trong đồ gỗ mỹ nghệ:
  • 2.1. Gỗ sưa:  Sưa hay trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng)  đàn -  danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae).    Gỗ xưa
    (ảnhminh họa : Internet)
    - Là cây gỗ nhỏ, còn có tên khác là trắc thối (lá và quả khi đốt thì có mùi khó ngửi.)
    - Gỗ sưa có ý nghĩa tâm linh rất lớn, Thời phong kiến vua chúa thường dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa làm hương liệu vừa làm dược liệu
    - Gỗ vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng
    - Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp
    - Có mùi thơm mát thoảng hương trầm
    - Cây mọc ở đất ẩm thường xanh không rụng lá, và cùng mọc với các loài cây khác
    Có hai loài sưa chính là sưa trắng và sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp quả to đốt  không có mùi nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng,  quả thành từng chùm đốt lên có mùi thối. Ngoài ra còn có sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.
    Cây Sưa chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam - Trung Quốc (tại đây họ gọi nó là - Hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam.
    2.2. Gỗ trắc:

    Gỗ Trắc
    Thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, trong gỗ có tinh dầu.
    Gỗ trắc có 3 loại chính:  Trắc đỏ,  Dalbergia balansae  (trắc vàng),    Dalbergia nigrescens  (trắc đen)
    - Thường dùng để đóng bàn ghế, giường tủ cao cấp, tạc tượng khắc tranh.
    - Thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh.
     -  Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.
    2.3. Gỗ gụ:

    Gụ lau
    hay gõ dầu, gõ sương (danh pháp khoa học: Sindora tonkinensis) là một loài thực vật thân gỗ lớn thuộc họ Đậu. Loài này đang bị đe dọa do khai thác lạm dụng.
    - Có thớ thảng,vân đẹp mịn,màu vàng trắng,để lâu chuyển màu nâu sẫm

    - Gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh. Gỗ hay được dùng để đóng bàn ghế giường tủ sập cao cấp.

    - Gỗ có mùi chua nhưng không hăng.

    - Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm, ở độ cao không quá 600m trên đất tốt, có tầng dày và thoát nước, phân bố tại Campuchia, Việt Nam: Quảng Ninh (Uông Bí: Yên Lập), Hà Bắc, Nghệ An (Quỳ Châu, Nghĩa Đàn), Hà Tĩnh (Kỳ Anh), Quảng Trị (Bến Hải: Vĩnh Linh), Thừa Thiên Huế (Hương Điền: sông Bồ, Thừa Lưu), Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa (Ninh Hòa: núi Hòn Hèo).

  • Gỗ Gụ

    Tóm lại : Gỗ gụ  có màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa. Gỗ gụ tốt, thường dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ chè. Vỏ cây giàu tamin, trước đây thường dùng để nhuộm lưới đánh cá.


    2.4. Gỗ dổi: 

    Gỗ Dổi
    Gỗ có màu vàng sáng
    Talauma

    - Thường được dùng để đóng đồ thờ
    - Gỗ có màu vàng nhưng không sáng bằng gỗ mít
    - Gỗ khi tươi nặng, nhưng khi khô thì nhẹ

     

     Thiên hạ Nhất Long